Lắp đặt bánh xe đẩy một cách dễ dàng nhất

Bạn đang phân vân trong việc lựa chọn cho mình một hệ thống Bánh xe đẩy dễ lắp đặt với chất lượng hàng đầu, chúng tôi có một lời khuyên dành cho bạn đó chính là sử dụng sản phẩm bánh xe đẩy của Cơ khí Làng Rùa.

Lắp đặt bánh xe đẩy một cách dễ dàng nhất

                                                                     Lựa chọn lắp bánh sao cho phù hợp

Với kinh nghiệm của một làng nghề cơ khí lâu đời của Làng Rùa, dây chuyền sản xuất được đầu tư tiên tiến và hiện đại, kiểm định sản phẩm đầu ra chặt chẽ,…chắc chắn rằng bạn sẽ hài lòng tuyệt đối  với những sản phẩm bánh xe đẩy của chúng tôi.

Vì sao Cơ khí Làng Rùa lại có khẳng định như vậy về bánh xe đẩy mà mình cung cấp. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn việc lắp sản phẩm này một dễ dàng nhất để thông qua đó bạn có thể thấy được tính năng ưu việt của nó.

Hướng dẫn lắp đặt bánh xe đẩy

Trước tiên bạn hãy mua và sử dụng bánh xe đẩy có tải trọng phù hợp với yêu cầu công việc của bạn. Bánh xe đẩy nên có hệ số an toàn từ 1.25 trở lên để phòng các tác động ngoài ý muốn như rung, xóc khi xe đẩy chở nặng qua khe hở, rãnh, mặt đường mấp mô hoặc có ổ gà,…

Lắp đặt bánh xe đẩy một cách dễ dàng nhất2

                                      Một số cách bố trí lắp đặt bánh xe đẩy thông dụng nhất

Bạn nên sử dụng bánh xe đẩy cùng Series (cùng kích cỡ) cho cùng một hệ thống xe đẩy giúp đảm bảo tốt nhất độ an toàn cho hàng hóa, máy móc thiết bị mà bạn có ý định vận chuyển hoặc nếu trường hợp sử dụng 2 Series khác nhau phải đảm bảo rằng bánh xe có cùng chiều cao hoặc kê đệm thêm cho phù hợp khi di chuyển.

– Các bánh xe phải được lắp cân bằng với nhau sao cho khi đặt xe đẩy trên mặt sàn phẳng, 4 bánh xe phải cùng chạm mặt sàn, ko bị khập khiễng.

– Một chú ý tới bán kính xoay của bánh xe đẩy di động – không được để các đường giới hạn xoay chạm nhau.

– Các bánh xe cố định phải lắp song song với nhau.

– Sử dụng đúng loại bulon và ê cu, bắt chặt bánh xe với hệ thống xe đẩy trước khi sử dụng.

– Bánh xe đẩy hàng có thể lắp làm xe đẩy để sử dụng cho nhiều lĩnh vực như xây dựng, sửa chữa và trang trí. Tuy vậy bạn không nhất thiết phải sử dụng cùng một loại bánh xe mà có thể kết hợp các loại bánh xe để tạo ra một chiếc xe đẩy phù hợp với mình. Dưới đây là một số cách lắp đặt kết hợp giữa bánh xe quay và cố định.

1. Tam giác quay: Xe đẩy tay này thường dùng để chuyên chở các thùng rượu hoặc máy móc cỡ nhỏ. Cách kết hợp này cho khả năng di chuyển linh hoạt và xoay chuyển dễ dàng.

2. Thoi cố định: Là cách kết hợp đơn giản nhất và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên chỉ nên dùng khi trọng tải cả xe và hàng là không đáng kể, đường đi thẳng và không có dốc.

3. Bốn bánh quay: Dùng trong trường hợp bạn thường xuyên phải xoay chuyển đều cả 4 hướng. Nếu xe đẩy phải sử dụng ở khu vực dốc bạn nên sử dụng loại bánh xe quay có phanh. Có thể nói đây là cách kết hợp đơn giản nhất nhưng cũng linh hoạt nhất.

4. Hai bánh quay, hai bánh cố định: Đây là một phương pháp kết hợp rất có tính kinh tế và hiệu quả cho những xe đẩy ko cần điều hướng quá nhiều. Hệ thống bánh xe đẩy này sẽ giúp xe bám đường hơn, dễ điều khiển hướng cho chuyển động đi thẳng mà không trơn trượt, lệch sang nhiều phía.

5. Thoi quay: Kiểu kết hợp theo hình thoi sẽ giúp cho xe đẩy di chuyển linh hoạt hơn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng xe đẩy tay này ở những khu vực dốc.

6. Bốn bánh quay, hai bánh cố định: Dùng cho những loại xe đẩy dài và chở nặng. Xe đẩy hàng 2 bánh cố định nằm giữa giúp chia sẻ tải trọng vừa mang tính kinh tế vừa không làm giảm sự linh hoạt của xe đẩy.

Với những hướng dẫn như trên hy vọng rằng sẽ giúp được bạn phần nào khi gặp trường hợp lắp đặt bánh xe đẩy tại nhà hoặc có thể giúp các bạn thợ mới vào nghề. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cũng như những khó khăn trong quá trinhg lắp đặt.

Chúc bạn thành công!